Bác sỹ cho em hỏi ? ở 2 bên cánh tay của e xuất hiện những vết loét và ở bộ phận sinh dục cũng có vết loét nhưng rất nhỏ . Trong thời gian đó em có mập lên, những vết loét đó là do e mập lên nên bị hay do em bị bệnh giang mai vậy . Vết loét ở bộ phận sinh dục xuất hiện đã rất lâu rồi nhưng ko biến mất . Mong bác sỹ trả lời sớm dùm em (Nguyen Ngoc Trung)
Trả lời:
Bệnh giang mai là một bệnh xã hội. Bệnh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, khả năng lao động và tương lai nòi giống nếu không được điều trị kịp thời va đúng phương pháp.
1/ Nguyên nhân gây bệnh và diễn biến lâm sàng: Là do xoắn khuẩn nhạt màu (Treponema pallidum) gây nên, bệnh có thể tiến triển kéo dài suốt đời nếu không được điều trị, qua nhiều thời kỳ có khi rẩm rộ bằng các triệu chứng lâm sàng, có khi lại kín đáo ẩn vào trong, không có biểu hiện gì ra ngoài. Nhưng nó vẫn âm thầm phá hoại cơ thể bệnh nhân.
Tất cả các cơ quan và các mô của cơ thể đều có thể bị tổn thương: Da, niêm mạc, cơ quan nội tạng, hệ thần kinh.
2/ Đường lây nhiễm: Ra ngoài cơ thể xoắn khuẩn chết nhanh trong không khí hoặc đun nóng đến 60oC, hoặc do các thuốc sát trùng và xà phòng,nhưng ở môi trường ẩm và nhiêt độ thấp thì xoắn khuẩn tồn tại lâu hơn.
Lây truyền giang mai là qua da và niêm mạc bị xây xát, qua đường máu, chủ yếu quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh giang mai đang trong thời kỳ lây bệnh, cũng có thể lây qua hôn, cho trẻ bú nhờ. Ít gặp hơn là lây ngoài con đường sinh dục, qua các đồ vật dây bẩn của bệnh nhân như ăn chung thìa, cốc, dĩa, uống chung cốc, hút chung thuốc lá…
3/ Các thời kỳ của bệnh giang mai:
3.1. Thời kỳ thứ nhất: xuất hiện 3 đến 6 tuần lễ sau khi bị lây bệnh, với biểu hiện chủ yếu là “săng giang mai”, thường là một vết trợt nông nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể (thông thường là bộ phận sinh dục), vết trợt hình tròn đều, không ngứa, không đau, nền hơi rắn, màu thịt đỏ tươi không có mủ. Thường kèm theo có hạch ở bẹn.
3.2. Thời kỳ thứ hai: Xuất hiện sau thời kỳ thứ nhất 6 tuần lễ, biểu hiện bằng các đợt thương tổn lan toả khắp da:
- Hình ảnh đào ban màu đỏ hồng hoặc hồng tím như cánh hoa đào, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Thường khu trú hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 -3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.
- Mảng sẩn, sẩn các loại, có nhiều kích thước khác nhau, như bằng hạt đỗ, đinh gim, hoặc sẩn hình liken, ranh giới rõ ràng màu đỏ như quả dâu, không liên kết với nhau, chúng thường hay bong vảy và có viền da ở xung quanh sẩn, nếu các sẩn có liên kết với nhau sẽ tạo thành các mảng, hay sẩn mảng, các sản ở kẽ da dobị cọ sát nhiều có thể bị trợt ra, chảy nước, trong nước này có chứa rất nhiều xoằn khuẩn nên rất dễ lây khi tiếp xúc với những bệnh nhân này. Sẩn mủ ít gặp hơn đào ban và các loại sẩn trên, chủ yếu ở những người nghiện rượu, trông giống như viêm da mủ nông và sâu.
- Các thương tổn ở niêm mạc: Là các sẩn giang mai ở mồm, niêm mạc sinh dục, hậu môn. Vì mủn da nên các thương tổn này có màu trắng, niêm mạc mủn đi, bợt ra và trợt. Những bệnh nhân có các sẩn trợt ở niêm mạc, nhất là niêm mạc họng rất dễ hay lây cho người khác, không chỉ do quan hệ tình dục mà còn lây do tiếp xúc trong cuộc sống.
- Hạch lan toả, không đau, lăn dưới tay, không làm mủ, trừ khi có bội nhiễm khác.
Các thương tổn trên thường tự khắc có thể biến mất, bệnh ẩn vào trong – Đó là giai đoạn giang mai kín, tuy không có thương tổn trông thấy bên ngoài nhưng vẫn tiến triển âm thầm và lây lan cho người khác. Đây là thời kỳ rất nguy hiểm về mặt dịch tễ.
3.3. Thời kỳ thứ hai tái phát: Thường vào cuối năm thứ 2 của bệnh, khoảng ¼ số bệnh nhân sẽ xuất hiện trở lại các tổn thương giang mai thuộc thời kỳ thứ 2
4/ Thời kỳ thứ 3: Thường bắt đầu từ năm thứ 3 của bệnh xảy ra ở một số ít bệnh nhân không chịu điều trị hoặc điều trị không tốt. Ở thời kỳ này, thương tổn là những tổn thương ăn sâu, khu trú vào lớp tổ chức da, thịt, cơ, xương hơn như gôm giang mai, củ giang mai va vào các phủ tạng như tim, não thần kinh…
Củ giang mai: Số lượng các củ có vài chục, gôm có vài cái, thường có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.
5/ Chẩn đoán: Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng người ta thường tiến hành các xét nghiệm vi khuẩn học và huyết thanh đặc hiệu (soi trực tiếp xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen, xét nghiệm RPR, phản ứng VDRL, TPI, FTA – ABS)
6/ Điều trị giang mai: Penicilline là kháng sinh được lựa chọn, nhưng tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định thời gian cũng như kiều lượng thích hợp.
Tổn thương của bạn mô tả hiện không thể khẳng định là bạn có phải mắc giang mai hay không. Tốt nhất, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh giang mai.
0 comments:
Post a Comment